Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

// // Leave a Comment

Vắc xin ngừa phế cầu là gì? - SYNFLORIX

Hiện nay có rất nhiều loại vắc xin trên thị trường và đặc biệt được quan tâm là vắc xin ngừa phế cầu. Vậy vắc xin ngừa phế cầu là gì? Có bao nhiêu loại? Hãy cùng VacxinSaiGon.com tìm hiểu.

Phế cầu có thể gây nhiều bệnh ở trẻ em (và người lớn): viêm phổi, màng não, tai giữa… và một dạng nặng gọi là “bệnh phế cầu xâm lấn”. Dạng nặng này bệnh lan tràn nhiều cơ quan và rất nguy hiểu Vắc xin phế cầu có công dụng chính là phòng ngừa dạng “xâm lấn” này.
vắc xin ngừa phế cầu

Hiện Việt Nam có 2 loại:

– Loại 10 chủng (PCV10 – Synflorix): ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Chích cho trẻ em 2 tháng – 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi).
– Loại 23 chủng (PPSV23 – Pneumo23): không có công dụng phụ như trên, nhưng ngừa thêm được 13 chủng nữa, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi). Chỉ chích có 1 mũi, hiếm khi cần nhắc lại (trẻ có bệnh giảm miễn dịch hoặc khi về già mới chích nhắc).
Vậy nếu có khả năng thì nên chích cả hai, nhưng dưới 2 tuổi thì chích trước PCV10, còn sau 5 tuổi thì chỉ có thể chích PPSV23 thôi. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.
Tại Vacxin Sài Gòn chúng tôi đang cung cấp loại vắc xin ngừa phế cầu của Bỉ có tên hiệu là SYNFLORIX. Là loại vắc xin dịch vụ (có tính phí), các bạn có thể tìm vắc xin ngừa phế cầu tại các điểm tiêm vắc xin dịch vụ..

Thông tin tóm tắt vắc xin Synflorix

Tên thương mại: Synflorix
Công ty sản xuất: GlaxoSmithKline
Xuất xứ: Bỉ
Thành phần:
Một liều 0,5 ml có chứa:
  • 1 mcg polysaccharide của các tuýp huyết thanh 11,2, 51,2, 6B1,2, 7F1,2, 9V1,2, 141,2 và 23F1,2 và 
  • 3mcg của các tuýp huyết thanh 41,2, 18C1,3 và 19F1,4
  • Hấp phụ với nhôm phosphate: 0,5 milligram Al3+
  • Cộng hợp với protein tải là protein D (chiết xuất từ Haemophilus influenza không định tuýp): ~ 13 mcg
  • Cộng hợp với protein tải là giải độc tố uốn ván: ~ 8mcg
  • Cộng hợp với protein tải là giải độc tố bạch hầu: ~ 5mcg
  • Tá dược: Natri chloride, nước pha tiêm
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 bơm tiêm đóng sẵn + 1 kim tiêm/ liều vắc xin dạng hỗn dịch 0,5 ml
Chỉ định:
Tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn (Streptococcus pheumoniae) tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính) và ngừa viêm tai giữa cấp tính gây ra bởi Haemophilus influenza không định tuýp.

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. 
Có thể sử dụng 1 trong 2 phác đồ cơ bản sau:
  • Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu): liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi (nhưng thường sử dụng khi 2 tháng tuổi). Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
  • Liệu trình 2 + 1: (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1): Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng. Liều nhắc lại cách liều thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
  • Phác đồ cho trẻ sinh non (ít nhất sinh non từ 27 tuần tuổi thai): Chủng ngừa Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi, và sử dụng phác đồ cơ bản 3 +1 ở trên.

Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)
  • Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại (liều thứ 3) được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, tuy nhiên phải cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)
  • Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.

  • Không cần phải tiêm nhắc lại.
Đường dùng:

Vắc xin được tiêm bắp. Vị trí tiêm thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ và cơ delta cánh tay ở trẻ lớn.

Chống chỉ định:

Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng: 

  • Nên trì hoãn tiêm ở những người đang sốt cao cấp tính.
  • Không được tiêm Synflorix theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da với bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Thận trọng khi tiêm cho những người giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào.
  • Synflorix không thể ngăn ngừa được tất cả các tuýp huyết thanh khác ngoài các tuýp đã có trong thành phần vắc xin.
  • Tuy trong thành phần Synflorix có giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu, protein D. Nhưng tiêm phòng Synflorix không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường qui với các loại vắc xin bạch hầu, uốn ván và Hib.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, có thể giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với miễn dịch chủ động.
  • Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu (như trẻ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm, suy lách, nhiễm HIV, mắc các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch). Liệu trình tiêm phòng Synflorix thích hợp nên tiến hành khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Việc dùng Paracetamol để dự phòng sốt sau tiêm phòng có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin phế cầu
  • Cần chú ý đến nguy cơ ngừng thở tiềm tàng và cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48-72h sau khi chỉ định tiêm phòng cho các đối tượng trẻ sinh non tháng (sinh ≤ 28 tuần tuổi thai kỳ). Đặc biệt là đối với các trẻ có tiền sử chưa trưởng thành về hệ hô hấp trước đó. Do lợi ích của tiêm phòng đạt được cao ở các nhóm trẻ này, việc tiêm phòng không nên ngừng hoặc bị trì hoãn.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ.

Tương tác thuốc:

  • Synflorix có thể dùng đồng thời với bất kỳ vắc xin đơn giá hoặc kết hợp nào sau đây: vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào (DTPa), vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà toàn tế bào (DTPw), vắc xin viêm gan B (HBV), vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), vắc xin bại liệt dạng uống (OPV), vắc xin Hib, vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR), vắc xin thủy đậu, vắc xin não mô cầu huyết thanh C cộng hợp, và vắc xin ngừa rotavirus…
  • Tuy nhiên khi chủng ngừa đồng thời thì các vắc xin khác nhau phải tiêm vào các vị trí khác nhau

Tác dụng không mong muốn

Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): chán ăn, chóng mặt, kích thích, đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi).
Thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): Chai cứng chỗ tiêm, sốt >39oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ 2 -5 tuổi).
Không thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): quấy khóc bất thường, ngừng thở ở trẻ non tháng, tiêu chảy, nôn, u máu tại chỗ tiêm, chảy máu và nốt sưng nhỏ, sốt > 40oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt > 39oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ 2 -5 tuổi)
Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): Viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm, co giật do sốt và không do sốt, phát ban, mày đay, giảm trương lực – giảm đáp ứng.

Tính tương kỵ:


Chưa có các nghiên cứu về tính tương thích.
Không nên trộn lẫn vắc xin ngừa phế cầu và các vắc xin khác trong cùng một mũi tiêm.

Thận trọng đặc biệt khi bảo quản:

  • Vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ +2C đến +8oC
  • Không để vắc xin đông đá. Nếu vắc xin đông đá phải loại bỏ.
  • Tránh ánh sáng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét